Covid-19: Thách thức và cơ hội cho ngành du lịch
Vai trò ngành du lịch đối với nền kinh tế
Ngành du lịch hiện nay được xem là một trong ba ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, đóng góp một phần đáng kể trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân và đang được chú trọng đầu tư, phát triển không ngừng.
Du lịch phát triển kéo theo sự tăng trưởng các ngành kinh tế hỗ trợ như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính, dịch vụ lưu trú và ăn uống, vui chơi giải trí. Ngoài ra, du lịch quốc tế phát triển cũng đem lại nguồn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kích thích tăng trưởng hoạt động xuất nhập khẩu và tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Ngành du lịch Việt Nam trong những năm qua đã có nhiều bước phát triển vượt bậc; ngay trước khi có COVID-19 thì du lịch nội địa cũng đã đóng góp tới 5,5% tổng GDP nền kinh tế. Tuy trong năm 2020 đã bị chững lại, song khi các nước đã triển khai tiêm vắc xin, ngành du lịch đã có những nỗ lực để thích nghi và tồn tại.
Nỗ lực tồn tại trong đại dịch
Nguồn thu từ du lịch quốc tế đã giảm mạnh trong suốt 2 năm vừa qua. Theo thống kê, công suất buồng phòng khách sạn chỉ đạt 30% so với trước khi đại dịch Covid-19 vào Việt Nam. Do các chuyến bay quốc tế bị cắt giảm, du khách nước ngoài – nhóm có khả năng chi trả “mạnh tay” hơn hẳn du khách nội địa – không thể đến Việt Nam nên doanh thu ngành du lịch cũng giảm đáng kể.
Mặc dù chương trình tiêm chủng vắc xin phòng chống Covid đã được triển khai trên diện rộng, nhưng viễn cảnh ngành du lịch được phục hồi như trạng thái trước Covid-19 có vẻ như còn rất mông lung. Ngành du lịch đã tập trung vào khai thác du lịch nội địa như một giải pháp ngắn hạn để phục hồi. Du khách Việt do không thể bay ra nước ngoài nên đã thay thế bằng các chuyến du lịch trong nước. Chưa bao giờ ngành du lịch lại có những thay đổi lớn như vậy: các tour giảm sâu mức giá; đa dạng thời gian và tiện ích; xu hướng du lịch tại chỗ (stay cation), resort nghỉ dưỡng với trải nghiệm phức hợp F&B và vui chơi giải trí phát triển mạnh mẽ.
Nhờ nhận thức và chuyển hướng kịp thời, hoạt động du lịch trong nước đã dần được khởi động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực.
Bắt kịp xu hướng chuyển đổi số và công nghệ 4.0
Cùng với việc chuyển hướng chú trọng vào thị trường nội địa, ngành du ịch Việt Nam đã nhanh chóng nắm bắt xu hướng chuyển đổi số và áp dụng công nghệ 4.0. Theo ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam Vũ Thế Bình nhận định, đại dịch COVID -19 là một “cú huých” mạnh mẽ để tất cả các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch, phải nhanh chóng triển khai chuyển số để tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn, chăm sóc khách hàng tốt hơn, giảm chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh.
Theo đó, ngành du lịch Việt Nam đã nỗ lực tăng cường ứng dụng công nghệ để thay đổi cách thức hoạt động. Hầu hết các công ty du lịch lớn đã thực hiện chuyển đổi số trong công tác quản lý, xây dựng sản phẩm mới, quảng bá tour, giao dịch với khách hàng thông qua các ứng dụng.
Không chỉ có các công ty lữ hành, các địa phương trên khắp đất nước cũng đã bắt kijo xu hướng công nghệ để xây dựng thành phố du lịch thông minh, điển hình là Đà Nẵng và Nha Trang. Hai tỉnh trên đã đưa vào sử dụng hotline số ngắn cùng giao diện điện tử thông minh, tự động tích hợp các kênh liên lạc, đường dây nóng khẩn cấp và thông tin du lịch.
Cụ thể, cả hai thành phố đã đưa vào sử dụng hotline số ngắn *1022 (Đà Nẵng) và *2258 (Nha Trang) với các chức năng giải đáp thông tin du lịch, tư vấn điểm đến, thông tin lễ hội, trợ giúp khẩn cấp và khai báo y tế. Số hotline ngắn gọn, dễ nhớ giúp du khách liên lạc đến cơ quan chức năng một cách nhanh chóng và dễ dàng, từ đó được hỗ trợ nhanh chóng.
Ngoài ra, nâng cao trải nghiệm cho du khách là một điều quan trọng hai địa phương trên đang hướng đến. Với giao diện điện tử trên ứng dụng Star Phone do nhà cung cấp hotline tặng kèm, du khách thoải mái khám phá các địa điểm, tìm nhà hàng hoặc cơ sở lưu trú phù hợp cho mình.
Đợt dịch mới Covid-19 đã quay trở lại và còn diễn biến phức tạp trong nước, đòi hỏi ngành du lịch cần có các phương án thích nghi để phục hồi. Covid-19 là “nguy”, nhưng cũng có thể biến thành “cơ” khi các doanh nghiệp và đơn vị ngành du lịch có sự chủ động, sáng tạo, tiếp cận xu hướng công nghệ mới, chuyển đổi cách thức hoạt động và phát triển các sản phẩm mới.