icon hotline

Thành phố Đà Nẵng sử dụng Hotline số ngắn để tiếp nhận thông tin dịch bệnh Covid-19

08/07/2021
Hãy thử tưởng tượng bạn vừa bị va chạm và đang nằm trên mặt đất. Thật may mắn rằng bạn vẫn còn tỉnh táo, nhưng xung quanh bạn không có ai trợ giúp. Một vài người quanh đó chạy lại và đỡ bạn lên, giơ tay ra hiệu đám đông nhường đường, sau đó chở bạn đến bệnh viện gần nhất. Xong!

Thực trạng này không chỉ gặp ở Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia đang phát triển khác ở Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia hay Indonexia. Khi thấy tai nạn, mọi người nhanh chóng chặn xe taxi, đưa nạn nhân ngồi vào và chạy thẳng vào bệnh viện mà không có bất kỳ sự trợ giúp y tế hay sơ cứu ban đầu nào.

Cấp Cứu Quá Tải!

Hiện nay, hệ thống cấp cứu quốc gia 115 còn chứa nhiều vấn đề bất cập. Ngoại trừ vài thành phố lớn thành lập được trung tâm cấp cứu 115 và một đội ngũ chuyên biệt để sơ cấp cứu tại hiện trường, phần lớn các tỉnh thành trao nhiệm vụ trực tổng đài này cho bệnh viện đa khoa các tuyến.

Đơn nguyên cấp cứu của một bệnh viện đa khoa tỉnh sẽ khám, sơ cứu, điều trị khoảng 100-150 bệnh nhân mỗi ngày trong điều kiện bình thường. Vào những dịp lễ, tết, ngày nghỉ… con số này có thể tăng lên đến hơn 200 và có thể tập trung vào thời điểm nào đó chứ không rải đều suốt 24 giờ.

Với một kíp trực cấp cứu khoảng 10-12 người, đây là khối lượng công việc rất lớn, dễ xảy ra sai sót, đòi hỏi một sự tập trung cao độ. Bên cạnh đó, một trong những điều phiền toái nhất của người trực tổng đài 115 là việc phải đối phó với các cuộc gọi quấy rối hoặc báo động giả.

Người trực tổng đài phải thật tỉnh táo mới có thể phân biệt tính xác thực của cuộc gọi để có phản ứng thích hợp. Tuy nhiên, với tinh thần “thà đi nhầm còn hơn để sót”, rất nhiều lần người – xe cấp cứu của đơn vị phải chạy về không vì những cuộc gọi vô ý thức. Mỗi lần như thế, cơ hội của những nạn nhân khác cùng thời điểm đó thật sự lại bị giảm đi.

Trong các trường hợp khẩn cấp, tính mạng con người phụ thuộc vào từng giây từng phút. Điều đó có nghĩa là khi nạn nhân cần hỗ trợ y tế, họ cần sự giúp đỡ ngay từ khi sơ cứu, là cuộc gọi, xe cứu thương, trang thiết bị trên xe và cả sự giúp đỡ trong phòng cấp cứu. Nếu những yếu tố này được phối hợp tốt, tỉ lệ sống sót sẽ tăng lên.

Vậy Trong Trường Hợp Khẩn Cấp, Bạn Sẽ Gọi Ai?

Khi mà các bệnh viện đang quá tải cả trong điều trị lẫn cấp cứu, chuyển viện, thì hoạt động cấp cứu ngoại viện của các cơ sở y tế tư nhân phần nào đã góp phần giảm tải cho các bệnh viện và tạo thuận lợi cho bệnh nhân.

Tuy vậy, do không được cấp dùng những số ngắn như 115, các đơn vị tư nhân này hầu hết phải sử dụng số điện thoại dài và khó nhớ. Điều này vô tình khiến người dân mất khá nhiều thời gian đi tìm kiếm số điện thoại và làm lỡ những giây, phút quý giá để cứu sống nạn nhân.

Với nhu cầu đáp ứng cuộc gọi cấp cứu nhanh, kịp thời và chính xác, trên thị trường hiện nay đã xuất hiện các đầu số điện thoại ngắn, với các số lặp hoặc mang ý nghĩa dễ nhớ. Hotline 4 số trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho các đơn vị cấp cứu do tính chất ngắn gọn (chỉ có 4 số, nhiều hơn các đầu số khẩn cấp do bộ thông tin và truyền thông cấp chỉ 1 số), dễ nhớ (số lặp) và dễ sử dụng (gọi được từ tất cả các thiết bị, không chứa mã vùng rắc rối).
 


Một số đơn vị cấp cứu đã sử dụng hotline 4 số đều có phản hồi tích cực về dịch vụ. Số cuộc gọi tăng lên đồng nghĩa số bệnh nhân được cứu sống ngày càng nhiều, nhu cầu của người dân đã được đáp ứng đúng, đủ và kịp thời.

Công nghệ thông tin thúc đẩy xã hội phát triển và giúp đơn giản hóa cuộc sống của chúng ta. Vì vậy, chuyển đổi số là một phần không thể thiếu trong xã hội hiện đại khi tính mạng của con người được coi trọng hơn bao giờ hết. Hotline 4 số – giải pháp ưu việt cho các đơn vị y tế, đặc biệt là các đơn vị cấp cứu hiện đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia, trong đó có cả Việt Nam.

Vậy trong trường hợp khẩn cấp, bạn sẽ gọi tới đâu? Chúng tôi nghĩ bạn đã có câu trả lời cho mình!

You did not use the site, Click here to remain logged. Timeout: 60 second